PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN

Phân loại rác thải là gì?

Phân loại rác thải là quy trình chia chất thải thành nhiều phần khác nhau và được thực hiện thủ tục tại nhà hoặc tiến hành các phương pháp thu gom tự động bằng máy. Nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác xả ra môi trường, người dân nên tự ý thức phân loại rác tại nguồn.

Mục đích của phân loại rác tại nguồn:

  • Giảm tối đa khối lượng rác thải cần xử lý, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • Mang lại lượng lớn sản phẩm tái chế, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân bằng cách bán phế liệu, tận dụng làm phân bón vi sinh.
  • Phân loại rác tại nguồn còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên hợp lý, xây dựng không gian sống trong lành, sạch sẽ.
  • Giảm tối đa lượng công việc cho công nhân thu gom rác thải.
  • Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác một cách hiệu quả nhất.

Phân loại rác thải sinh hoạt

Hiện nay, rác thải sinh hoạt được chia làm 3 loại chính bao gồm:

anh tin bai

 

Rác thải hữu cơ

Rác hữu cơ là loại rác thải dễ phân hủy, có thể kết hợp với chế phẩm vi sinh trong quá trình sản xuất phân bón, làm thức ăn cho động vật. Nguồn gốc của rác hữu cơ xuất phát từ thực phẩm thừa, phần rau củ bỏ đi, lá cây, hoa cỏ…

Rác thải vô cơ

Rác vô cơ là loại rác thải không thể tái sử dụng, phù hợp với phương pháp xử lý đốt hoặc chôn lấp. Nguồn gốc rác vô cơ xuất phát từ các loại vật liệu xây dựng, vỏ hộp, bao bì khó phân hủy, túi nilon đựng thực phẩm, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong gia đình.

anh tin bai

 

Rác thải tái chế

Rác thải tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng vẫn có thể đưa vào sản xuất, tái chế để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt như giấy thải, vỏ lon, kim loại…

Cách phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Để phân loại rác tại nguồn cần hiểu rõ về tính chất, đặc điểm của từng loại rác cụ thể. Rác thải sinh hoạt được chia làm rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế.

Trước khi đưa đến điểm tập kết, người dân cần có ý thức phân loại rác tại nguồn cụ thể như sau:

  • Rác hữu cơ: Gồm các loại thức ăn dư thừa, rau củ quả không còn sử dụng, cỏ cây, hoa lá, bã trà, giấy ăn…
  • Rác vô cơ: Gồm túi nilon, hộp đựng bánh, hộp cơm, văn phòng phẩm, đồ gốm sứ thủy tinh, vỏ sò, vỏ trứng, cao su, tấm xốp, đồng hồ, băng keo, đĩa CD…
  • Rác tái chế: Gồm giấy báo, hộp giấy, bù thư, vỏ bao thuốc lá, vỏ lon, hộp đựng trà, kim loại, chai nhựa, bình xịt, quần áo cũ, vải…