Bài tuyên truyền phòng chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bài tuyên truyền phòng chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

  1. Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, bệnh có thể dẫn đến tử vong, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch, bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ dùng , đồ chơi, thức ăn nhiễm mầm bệnh. Người mắc bệnh có các biểu hiện như: Sốt, đau họng, ho, khàn tiếng, xuất hiện giả mạc màu trắng ở họng.

**Để phòng tránh bệnh bạch hầu cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ.
  • Rử tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Xúc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà trẻ, lớp học.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Người mắc bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  1. Bệnh ho gà:

Bệnh ho gà thường tăng vào thời điểm mùa Đông Xuân lạnh và ẩm. Phần lớn các ca mắc bệnh hiện nay là do chưa được tiêm phòng vắc xin, hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.

Ho gà là bệnh do vi khuẩn ho gà (tên khoa học là Bordetella pertussis) gây nên, bệnh thường lây qua đường hô hấp.

**Biểu hiện bệnh

– Giai đoạn sớm: Trẻ có thể sốt nhẹ và xuất hiện ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Các biểu hiện này tăng dần, xu hướng hình thành ho cơn.
– Giai đoạn muộn hơn là những cơn ho kịch phát, bất chợt, cả ngày và đêm. Đặc điểm là ho cơn – có tiếng thở rít – nôn dãi trắng và rất dính.
+ Trong cơn: trẻ ho từng chập 15-20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, tím tái, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, chỉ thấy trẻ tím tái do ngừng thở. Trẻ nhỏ có thể tử vong trong cơn ho.
+ Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề, mi mắt phù mọng.
**Phòng bệnh ho gà: Cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi đủ 02 tháng tuổi vắc xin Quivaxem hoặc Pentaxim đủ 3 mũi và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi phát hiện trẻ có triệu chứng nghi bệnh ho gà nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế điều tri. Đây là bệnh nguy hiểm, có nhiều biến chứng và trẻ có thể tử vong trong cơn ho hoặc do biến chứng. Vì thế, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện. Cần điều trị bằng kháng sinh và theo dõi sát để cấp cứu kịp thời khi trẻ có biểu hiện tím tái.

III. Bệnh uốn ván

Thông thường các nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương, các vết rách, vết bỏng do nhiễm bẩn hoặc tiêm trích nhiễm bẩn. Những cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh cũng có nguy cơ nhiễm uốn ván hoặc những trường hợp hoại tử bị nhiễm khuẩn cũng gây ra bệnh này.

Với trẻ sơ sinh, quy trình cắt và chăm sóc rốn không bảo đảm vệ sinh khiến cho nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Những trường hợp này thường gặp ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trong trường hợp đẻ rơi, đẻ rớt không kịp tới bệnh viện hoặc do chăm sóc trẻ sau sinh không bảo đảm. Nguy hiểm và dễ mắc nhưng thật may vì uốn ván không kịp từ người sang người.

***Nguyên nhân uốn ván

Nguyên nhân trực tiếp gây uốn ván là sự xâm nhập của uốn ván thông qua các vết thương, vết trầy xước…Trực khuẩn này thường có trong đất cát, phân gia cầm, phân trâu bò, dụng cụ kỹ thuật không được khử khuẩn kỹ …Chúng xâm nhập vào vết thương phát triển thành ổ nhiễm trùng và gây nên bệnh uốn ván rất nguy hiểm.

***Phòng ngừa uốn ván

Xử lý vết thương đúng cách: Khi mới có vết thương dù lớn hay nhỏ cần rửa ngay dưới vòi nước sạch để chất bẩn ra ngoài, làm sạch vết thương. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn cát thì nên dùng oxy già sát khuẩn đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra ngoài và cầm máu. Tiếp theo là rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

Với vết thương có dị vật: cần rửa sạch tay rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hằng ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu thì nên đến cơ sở y tế để xử lý dị vật.

Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu: đau tăng dần, phù nề , sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy từ vết thương, vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành… Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế/ bệnh viện. Tuyệt đối không được tự ý chữa bằng phương pháp dân gian như đắp thuốc, rắc thuốc bột.

Tiêm huyết thanh phòng, chống uốn ván S.A.T.1500 đơn vị: Uốn ván là bệnh nguy hiểm khi đã xuất hiện triệu chứng thì cơ hội sống là rất thấp. Do đó, việc tiêm phòng cần được thực hiện càng sớm, càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24h kể từ khi bị chấn thương để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ( huyết thanh có thể tiêm sau 24h tuy nhiên tiêm càng muộn tác dụng bảo vệ càng ít đi).  Việc tiêm huyết thanh nhằm phòng ngừa uốn ván ở người mới bị vết thương ( Áp dụng cho cả những người không tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm gần đây hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván)