- Cúm mùa là gì?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
- Triệu chứng của bệnh.
– Bị sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh
– Đau nhức cơ thể
– Nhức đầu
– Thường xuyên mệt mỏi
– Ho
– Đau họng
– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Một số người có thể xuất hiện mệt mỏi và tiêu chảy (thường gặp nhiều ở trẻ em).
- Đường lây truyền.
Bệnh cúm lây lan chủ yếu thông qua những giọt bắn li ti mà những người bị cúm hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Những giọt nước này có thể lây lan bệnh cúm từ người này sang người khác. Ngoài ra, có những người bị cúm khi chạm vào bề mặt hoặc vật thể chứa virus cúm và sau đó chạm vào miệng, mũi và mắt của họ.
- Bệnh cúm mùa nguy hiểm như thế nào?
- Dễ lây lan
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng cúm mùa là một bệnh do virus gây ra. Nó có thể lây truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho hoặc tiếp xúc chung với đồ vật bị nhiễm. Cúm có thể lây lan từ một người mắc bệnh sang người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách hơn hai mét.
- Bệnh cúm có nguy cơ chuyển thành ác tính
Nhiều trường hợp cúm diễn tiến nặng với triệu chứng như sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim và có thể tử vong. Những người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận hoặc những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai có thể dễ bị cúm chuyển biến thành ác tính. Cúm cũng có thể ác tính ở trẻ em và người lớn, người mắc bệnh tim phổi mạn tính, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch. Do đó, người bệnh nên đến cơ sở y tế nếu phát hiện ra các vấn đề bất thường để được khám, điều trị và ngăn ngừa các biến chứng xấu.
- Biến chứng của bệnh cúm mùa nếu không kịp thời điều trị
Cúm mùa không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch, viêm não và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cúm mùa thường bình phục sau vài ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, biến chứng cúm, chẳng hạn như viêm phổi, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, cúm có thể gây ra viêm xoang, viêm tai, viêm khớp, đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, viêm xoang, hen phế quản và các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim và các bệnh mạn tính khác.
- Nguy cơ đối với thai phụ
Mắc cúm trong ba tháng đầu khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng ở thai nhi, đặc biệt là các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, trong vòng ba tháng đầu, nếu độc tính virus kết hợp với sốt cao có thể bị co bóp tử cung, có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai lưu.
- Phòng bệnh.
Phương pháp phòng ngừa cúm mùa được cho là hiệu quả nhất là tiêm phòng. Vắc xin ngừa cúm có khả năng tạo kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi virus cúm. Sau khi tiêm, vắc xin cúm có thể bảo vệ tới 97%. Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người già và những người bị bệnh mạn tính cần được tiêm phòng cúm hàng năm vì họ có nguy cơ cao mắc cúm và có khả năng bị biến chứng nghiêm trọng hơn so với những người khác.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân; che miệng khi hắt hơi; rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước và sau ăn; vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và sử dụng khẩu trang khi đi đường.
– Xây dựng chế độ ăn uống và thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với thể trạng.
– Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ bệnh.
– Tránh dùng tay chạm vào mắt, miệng, mũi bởi đây là con đường chính gây giúp virus xâm nhập vào cơ thể.
– Luôn giữ không gian sạch sẽ, làm sạch các bề mặt có khả năng chứa virus cúm.
– Duy trì nhiệt độ phòng trên 200C và giữ độ ẩm đạt ít nhất 50%.