Béo phì ở trẻ em: nguyên nhân, tác hại và cách điều chỉnh

Béo phì ở trẻ em: nguyên nhân, tác hại và cách điều chỉnh

Nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, có thể gặp ở cả bé trai và bé gái. Khi điều kiện tinh tế ngày càng phát triển, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng bởi những nguyên nhân sau đây:

  1. Do chế độ ăn sai

Trẻ nạp quá nhiều năng lượng, các loại thức ăn nhiều chất đạm, đường, dầu, mỡ. Ăn các đồ ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt, ăn vội ở các hàng quán. Ăn vặt nhiều đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lạm dụng các thiết bị điện tử lười vận động khiến thức ăn vào cơ thể không được tiêu hao. Khi khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, dẫn đến năng lượng bị dư thừa sẽ được chuyển tình mỡ tích tụ trong các tổ chức gây béo phì. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em hiện nay.

  1. Nguyên nhân khác

Bên cạnh chế độ ăn sai, ít vận động thừa cân béo phì ở trẻ em có thể do yếu tố di truyền. Khi bố mẹ bị thừa cân béo phì có thể mang một trong số các gen tiêu hao năng lượng, điều hòa chuyển hóa các chất và sự phát triển tế bào mỡ có thể di truyền cho trẻ nên trẻ dễ bị thừa cân béo phì hơn so với những trẻ khác.

Ngoài ra đối với trẻ có cân nặng sơ sinh quá cao, trẻ dưới 5 tuổi ngủ ít cũng dễ có nguy cơ gây dư cân béo phì.

**Những hậu quả do thừa cân béo phì ở trẻ em gây ra

Những trẻ bị thừa cân béo phì khi bệnh nặng sẽ khó chữa hơn so với trẻ đủ cân.

Trẻ béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như cao huyết áp, dư mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu,… do hệ nội tiết, chuyển hóa bị ảnh hưởng.

Bé dễ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, đau thắt lưng khi bị thừa cân béo phì, do trọng lượng cơ thể tăng, gây sức nặng đè ép lên các khớp của trẻ.

Khi bị thừa cân béo phì trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: khi bị thừa cân béo phì bé dễ bị tự ti, do bạn bè trêu gẹo, chế giễu, dần dần khiến con trở nên thụ động, thiếu linh hoạt, cô độc, trầm cảm.

Đặc biệt nếu hồi nhỏ bị thừa cân béo phì, khi trưởng thành trẻ sẽ dễ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ,…

**Vì sao trẻ thừa cân nhưng vẫn thiếu chất?

Rất nhiều bậc phụ huynh không nhận ra trẻ bị thừa cân, do tâm lý thường cho rằng con mập một chút mới là đủ, là khỏe. Nhưng thực tế có một số bé dù bị coi là “hơi còi” nhưng thực chất là bé đã đủ cân rồi. Trẻ thừa cân béo phì nhưng lại thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết do chúng được “che đậy” dưới thân hình mũm mĩm vì vậy các bậc phụ huynh thường cho rằng con mập tức là đủ chất nhưng thực ra không phải.

Bởi thừa cân béo phì là do bé chủ yếu tiêu thụ các chất đạm, đường, chất béo, còn các chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết khác có thể bị thiếu hụt mà ba mẹ không hề biết, chỉ đến khi đi thăm khám mới phát hiện ra.

Đặc biệt, trẻ thừa cân, béo phì rất hay thiếu vitamin D. Đây là một chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp xương vững chắc, giúp trẻ cao lớn hơn. Khi thiếu vitamin D trẻ cũng dễ mắc các bệnh về hô hấp như hen phế quản, bệnh nhiễm trùng, …

**Điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt cho trẻ thừa cân – béo phì

Nhiều trẻ nhìn tưởng “ốm” nhưng thực ra đã dư cân, nhiều bé dư cân đến nỗi vùng cổ, nách sạm đen. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: khi trẻ bị thừa cân, béo phì nên chỉnh càng sớm càng tốt, vì càng lớn càng khó chỉnh. Nhiều bé mặc cảm về vóc dáng nhưng không tự chỉnh.

Điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì bình tĩnh bú tiếp theo nhu cầu.

Trẻ dưới 2 tuổi nếu còn bú mẹ, thì cũng tiếp tục bú mẹ. Không ăn thức ăn ngọt (bánh ngọt, kẹo ngọt,…) hạn chế tivi, sữa uống từ 500-750ml/ngày tùy độ tuổi. Hạn chế bú đêm, ăn vừa đủ 4 nhóm thức ăn, không ăn nhiều tinh bột, không ăn đêm.

Trẻ trên 2 tuổi:

– Nếu thừa cân mà không cao huyết áp, không rối loạn mỡ máu, không có gan nhiễm mỡ, không sạm da thì giảm cân dần dần, không giảm cân cấp tốc.

– Nếu có cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, có gan nhiễm mỡ, có sạm da thì giữ cân nặng không tăng.

– Cân đối chế độ ăn và vận động cho trẻ: Không ăn vặt, không ăn sau 8 giờ tối. Không uống nước ngọt, không ăn thức ăn nhanh. Ăn bù rau trong mỗi bữa ăn chính. Hạn chế xem tivi và ngồi nhiều. Tập cho bé có thói quen vận động, hoạt động hàng ngày để tiêu hao bớt năng lượng. Duy trì lượng sữa 500ml/ngày không đường, ít béo.

– Khi bé thừa cân đến mức béo phì cần đi khám ngay để sớm có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi chế độ dinh dưỡng, kiên trì điều chỉnh cho con càng sớm càng tốt.